hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

❤ Bạn Đã Thực Sự Hiểu Về Âm Đạo Của Chính Mình Chưa?

Âm đạo là một bộ phận khá nhạy cảm của nữ giới, chính vì vậy rất nhiều bạn ngại ngùng trong việc tìm hiểu hoặc nhắc đến các vấn đề tại khu vực nhạy cảm này. Điều này có thể dẫn đến những kiến thức sai lầm trong quá trình chăm sóc và phòng ngừa bệnh lý liên quan. Vậy cấu tạo âm đạo như thế nào? Bạn đã thực sự hiểu về âm đạo của chính mình chưa? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Âm đạo là gì? 

Âm đạo là gì?

Âm đạo là gì?

Âm đạo là bộ phận được cấu thành bởi mô cơ và ống của bộ phận sinh dục nữ, là một đường kênh hẹp được dẫn từ cổ tử cung ra đến bên ngoài cơ thể. Bên ngoài cửa âm đạo được bao phủ bởi 1 lớp màng mỏng, còn được gọi là màng trinh. Và sâu bên trong là khu vực tử cung nối liền với âm đạo.

Âm đạo chính là một cơ quan quan trọng ở nữ giới, giúp quá trình quan hệ tình dục và thực hiện quá trình sinh sản được diễn ra dễ dàng hơn. Đồng thời, đây cũng là nơi kinh nguyệt tiết ra định kỳ hàng tháng theo chu kỳ.

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

Cấu tạo âm đạo

Cấu tạo âm đạo

Cấu tạo âm đạo

Nhiều người nhầm lẫn và cho rằng âm đạo chính là bao gồm những bộ phận như: âm vật và môi âm hộ. Tuy nhiên, đây chỉ là những bộ phận thuộc phần ngoài của âm hộ và nằm ngoài cấu tại âm đạo. Cụ thể như sau:

•   Môi âm hộ: Bao gồm hai môi lớn và hai môi bé bao quanh lỗ âm đạo.

•   Âm vật: Đây là khu vực vô cùng nhạy cảm nằm gần đỉnh âm hộ, hay còn được biết đến với những tên gọi dân gian là “mồng đốc”, hoặc “hột le”.

Vậy cấu tạo của âm đạo như thế nào? Như đã được nói trên, âm đạo được cấu thành bởi phần mô và ống của cơ quan sinh dục. Về cơ bản, âm đạo sẽ gồm 3 lớp như sau:

•   Lớp thành âm đạo: Có hình lưới, trơn, bao gồm niêm mạc và các mô cơ sinh học, có chứa rất nhiều dây thần kinh khác nhau.

•   Lớp thứ hai: Đây là một lớp cơ tròn nội mô yếu và một lớp cơ chiều dọc bên ngoài. Hệ thống lớp cơ này thường sẽ được co bóp mạnh trong trường hợp được kích thích như: sinh nở, quan hệ tình dục.

•   Lớp thứ ba: Bao gồm một lớp mô liên kết bên ngoài, kết hợp với các mô có chứa mạch máu liên kết yếu, cùng các dây thần kinh và mạch bạch tuyết. Sau này trở thành các cơ quan nằm trong vùng chậu.

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

Hình dáng và kích thước âm đạo

Hình dáng và kích thước âm đạo

Hình dáng và kích thước âm đạo

Về kích thước âm đạo, đây là bộ phận hầu như không có kích thước cố định cụ thể. Chẳng hạn, khi ở trạng thái bình thường, chiều dài âm đạo phụ nữ khoảng từ 7-8cm, nhưng khi bị kích thích có thể giãn sâu đến 11cm.

Tùy thuộc vào mức độ kích thích, các giai đoạn phát triển của âm đạo sẽ có những kích thước khác nhau. Thông thường, đối với phụ nữ chưa quan hệ tình dục, âm đạo thường nhỏ hơn 1.5cm, nhưng khi sinh nở, âm đạo có thể giãn đến 10cm.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc không có kích thước hoặc hình dáng tiêu chuẩn nào về cấu tạo âm đạo ở nữ giới. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tuổi tác, chiều cao… sẽ ảnh hưởng đến kích thước và hình dáng âm đạo của nữ giới trưởng thành rất nhiều.

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

Điểm G có nằm trong âm đạo?

Thực tế, đây là một vấn đề vẫn còn rất nhiều tranh cãi về việc điểm G có thực sự tồn tại hay không. Năm 1950, một Bác sĩ người Đức tên Ernst Grafenberg đã cho rằng, có một khu vực cụ thể tại trên thành phía trước của âm đạo rất nhạy cảm khi chạm vào, nếu được kích thích rất dễ mang lại cực khoái cho nữ giới.

Tuy nhiên, cho đến nay các chuyên gia vẫn còn nhiều tranh luận về sự tồn tại của điểm G trên thành âm đạo và hiện tại vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Những vấn đề cần lưu ý về âm đạo

Những vấn đề cần lưu ý về âm đạo

Những vấn đề cần lưu ý về âm đạo

Đa phần những bệnh lý liên quan đến phụ đều bắt nguồn từ nguyên nhân chính do chế độ sinh hoạt, hoặc vệ sinh hàng ngày không đảm bảo an toàn, sạch sẽ. Chính vì vậy, cách phòng tránh bệnh phụ khoa hiệu quả nhất chính là chị em cần cân chỉnh những vấn đề như sau:

Hạn chế sử dụng quần lọt khe

Không giống những loại đồ lót khác, quần lọt khe được cấu tạo bởi một dây vải mảnh nhỏ, nằm sát vào da hậu môn. Với thiết kế này, dễ khiến vi khuẩn và phân từ trực tràng xâm nhập vào âm đạo và đường tiết niệu trong trường hợp sợi dây vải trượt về phía trước.

Do đó, chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới được sử dụng, nếu không thì nên hạn chế sử dụng để tránh viêm nhiễm phụ khoa ngoài mong muốn sau này. Nhất là trong trường hợp đang bị tiêu chảy hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa thì tuyệt đối không được sử dụng.

Thời gian thay tampon mới tối đa là 8 giờ

Thông thường, nếu đặt tampon trong âm đạo lâu hơn 8 giờ có thể dẫn đến hội chứng sốc độc tố (TSST), hoặc một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên như:

•   Sốt cao, choáng váng, ngất xỉu;

•   Đau đầu và mất phương hướng;

•   Phát ban như bị cháy nắng; 

•   Yếu hoặc đau cơ dữ dội; 

•   Nôn hoặc tiêu chảy; 

•   Sưng tấy đỏ ở mắt, miệng, cổ họng và âm đạo…

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

Không nên thụt rửa âm đạo

Âm đạo là bộ phận vô sung nhạy cảm, nếu không được vệ sinh đúng cách có thể dẫn đến nhiều rủi ro sau này như:

•   Mất cân bằng môi trường pH âm đạo, tăng nguy cơ nhiễm trùng do nấm men tấn công phát triển;

•   Khiến tử cung cũng như các bộ phận vùng chậu khác có nguy cơ bị lây nhiễm;

•   Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi vì mầm bệnh tấn công trực tiếp vào âm đạo và phát triển sang những bộ phận nội tạng khác;

•   Thực tế, những mùi hôi vùng kín khó chịu đều bắt nguồn từ âm hộ (bộ phận nằm bên ngoài âm đạo). Dó đó, cần giữ âm hộ luôn được sạch sẽ bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh chuyên dùng nhằm ngăn chặn mùi hôi, đồng thời tránh tình trạng viêm nhiễm sau này.

Quan hệ tình dục an toàn

Trong quá trình quan hệ tình dục, cần lưu ý luôn sử dụng các biện pháp an toàn. Vừa phòng tránh được hiện tượng có thai ngoài ý muốn, vừa phòng tránh được tình trạng lây nhiễm các bệnh lý tình dục. Đặc biệt nhóm bệnh xã hội như: sùi mào gà, giang mai, lậu… vô cùng nguy hiểm.

Dịch tiết âm đạo biểu hiện sức khỏe âm đạo

Dịch tiết âm đạo chính là một cơ chế tự nhiên của cơ thể giúp bôi trơn khi quan hệ tình dục, hoặc giúp làm sạch âm đạo và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

Tuy nhiên, nếu trong suốt chu kỳ, dịch tiết âm đạo luôn xuất hiện tình trạng bất thường như: thay đổi về màu sắc (trắng đục, nâu đen, vàng…), số lượng, mùi âm đạo… Thì rất có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn đang gặp phải hiện tượng viêm nhiễm. Trong trường hợp này, nên nhanh chóng đến ngay cơ sở Y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời, ngăn chặn những biến chứng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.

Tóm lại, âm đạo chính là một bộ phận vô cùng quan trọng cả về sức khỏe lẫn chức năng sinh sản. Khi bạn đã hiểu hết các kiến thức về âm đạo, sẽ chính là một giải pháp giúp bạn có thể cân bằng được chế độ chăm sóc và bảo vệ vùng kín phù hợp.

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

Trên đây là tất cả những chia sẻ liên quan đến cấu tạo và chức năng âm đạo. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin bổ ích cho bạn đọc. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc, hãy chọn tư vấn ẩn danh miễn phí bên dưới. Đội ngũ chăm sóc sức khỏe luôn tức trực hỗ trợ giải đáp nhanh nhất

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

Trả lời