hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

?‍⚕️ Cách Chữa Bệnh Nứt Kẽ Hậu Môn Hiệu Quả?

Nứt kẽ hậu môn là một dạng bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng khá phổ biến, có thể xảy ra mọi đối tượng và cả mọi độ tuổi. Nguyên nhân dẫn đến các vết nứt hậu môn xuất phát từ khá nhiều yếu tố khác nhau, khiến cho người bệnh luôn trong trạng thái đau đớn, khó chịu, thậm chí còn có khả năng tái phát rất nhiều lần.

Chính vì vậy, để hạn chế tối đa những ảnh hưởng do biến chứng bệnh gây nên, việc năm bắt những kiến thức cần thiết để theo dõi, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp là điều vô cùng cần thiết. Vậy cách chữa bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả là gì? Bệnh nứt kẽ hậu môn chữa như thế nào ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến việc điều trị nứt kẽ hậu môn chi tiết, mời bạn đọc cùng tiếp tục theo dõi.

Thông tin tổng hợp về bệnh nứt kẽ hậu môn

Trước khi đi vào tìm hiểu nứt hậu môn chữa như thế nào , cùng tìm hiểu sơ lược qua các thông tin liên quan đến nhóm bệnh nứt kẽ hậu môn qua các tổng hợp bên dưới.

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt hậu môn là tình trạng khu vực niêm mạc hậu môn xuất hiện các vết rách sau khi đi ngoài ra ra phân cứng, từ đó khiến người bệnh thường xuyên bị đau rát khó chịu. Đây cũng chính là một trong những bệnh lý điển hình khiến cho người bệnh thường xuyên bị chảy máu khi đi tiêu.

Mặc dù bệnh lý nứt kẽ hậu môn có thể xuất hiện ở mọi nhóm đối tượng, tuy nhiên vẫn thường xảy ra nhất ở độ tuổi trung niên, nhưng cũng chính là nguyên nhân chảy máu hậu môn thường gặp ở đối tượng độ tuổi thiếu niên. Thông thường, đa số các trường hợp bệnh sẽ nhanh chóng khỏi trong vòng vài tuần khi tình trạng táo bón được dứt điểm, nhưng một số ít khác, nứt hậu môn lại nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính và bắt buộc phải can thiệp điều trị bằng phẫu thuật càng sớm càng tốt, phòng ngừa những biến chứng ngoài mong muốn xảy ra sau này.

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa


Những biến chứng thường của nứt môn có thể kể đến như: 

•   Nứt hậu môn mãn tính: Thông thường, nếu người bệnh xuất hiện hiện tượng nứt hậu môn diễn ra trong vòng 6 tuần nhưng không có dấu hiệu lành, sẽ chuyển vào giai đoạn mãn tính.

•   Nứt hậu môn tái phát.

•   Nứt hậu môn lan vào cơ vòng hậu môn: Đây là tình trạng khiến cho các vết nứt khó lành, cần phải can thiệp điều trị bằng thuốc hoặc thậm chí là phẫu thuật nếu nặng.

Nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn

Những nguyên nhân gây nứt hậu môn điển hình không thể không kể đến như:

•   Viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng: Đây là tình trạng các tế bào viêm sản sinh ra các men phân hủy chất keo, dẫn đến làm giảm sức bền của các cơ quan liên quan, từ đó khiến cho khi có sự căng giãn, sẽ xuất hiện các vết nứt kẽ hậu môn. Đặc biệt là mỗi khi người bệnh đi phân rắn, làm lớp niêm mạc da hậu môn bị rách, tạo nên ổ loét.

•   Trường hợp người bệnh bị viêm xơ cơ thắt trong hậu môn: Đây là hiện tượng các khối cơ co thắt hậu môn bị phì đại, tăng trương lực, vì các cơn co thắt rất mạnh khiến cho các ổ loét không có khả năng lành lại được.

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa


•   Thiếu máu tại chỗ làm khiến cho các ổ loét không thể lành lại được và đây gọi là loét thiếu máu.

•   Chấn thương: Do thường xuyên đi phân cứng, hoặc phân quá lớn; những đối tượng đã từng cắt trĩ; đối tượng bị hẹp hậu môn; thai phụ sau khi rặn sinh.

•   Yếu tố cơ địa…

•   Những đối tượng đang mắc bệnh Crohn, bệnh viêm đại tràng, ung thư hậu môn – trực tràng.

•   Các nguyên nhân liên quan khác: Táo bón và phải dùng lực rặn nhiều mỗi khi đi tiêu, quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, tiêu chảy kéo dài.

Triệu chứng nứt kẽ hậu môn 

Triệu chứng nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một bệnh lý có thể dễ dàng nhận biết thông qua mắt thường và các triệu chứng rõ rệt như:

•   Vùng chậu hậu môn bị đau nhói mỗi khi đi đại tiện, các cơn đau có thể chỉ kéo dài vài phút, hoặc thậm chí là có thể cả ngày.

•   Vùng da xung quanh hậu môn xuất hiện các vết rách có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.

•   Mỗi khi đi đại tiện, cục phân đầu tiên luôn ở trạng thái cứng.

•   Xuất hiện máu xen lẫn trong phân mỗi khi đi đại tiện, máu có thể chỉ dính trên giấy vệ sinh, hoặc thậm chí là nhỏ giọt, ướt bồn cầu.

•   Khu vực hậu môn xuất hiện triệu chứng ngứa và nóng rát.

•   Xuất hiện các khối u nhỏ gần với vết rách hậu môn.

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa


Cách chữa bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả?

Cách chữa bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả?

Theo Bác sĩ chuyên về hậu môn trực tràng – trưởng khoa Ngoại tại Phòng khám Đa khoa Y Học Sài Gòn đã cho biết. Bước đầu tiên để chọn đúng phương pháp chữa nứt kẽ hậu môn chính là xác định các vết nứt có dấu hiệu cường co thắt hay không. Cụ thể:

→   Nứt cường co thắt trong: Xảy ra khi hậu môn bị co giãn quá mức, thường xảy ra khi người bệnh đi đại tiện ra phân to, cứng, hoặc do đưa vật lạ vào hậu môn, quan hệ tình dục bằng được hậu môn.

→   Nứt hậu môn không do cường co thắt: Đây là trường hợp cũng tương đối phổ biến, liên quan đến các nhóm bệnh lý như tiêu chảy, Crohn, rò – áp xe hậu môn, viêm loét hậu môn, giang mai, Herpes, ung thư hậu môn, ung thư máu…

Nếu quá trình chẩn đoán nhận thấy người bệnh nứt hậu môn không phải do cường co thắt trong gây nên, Bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định người bệnh thực hiện thêm các bước xét nghiệm cần thiết, chẳng hạn như: soi đại tràng chậu hông, siêu âm, nội soi đại tràng toàn bộ, chụp CT, chụp MRI… để tìm ra chính xác nguyên nhân gây nứt. Bên cạnh đó, việc điều trị cũng cần phải phối hợp kèm với một số chuyên khoa khác để tập trung giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh.

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa


Vậy nứt hậu môn chữa như thế nào ? Nếu người bệnh được chẩn đoán nguyên nhân nứt hậu môn cho cường cơ thắt trong, Bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn ưu tiên phương pháp điều trị nhằm giảm đi các lực cơ thắt, cũng như giúp giảm triệu chứng và làm lành vết nứt một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bác sĩ trưởng khoa Hậu môn trực tràng tại Phòng khám Đa khoa Y Học Sài Gòn còn cho biết thêm, việc lựa chọn điều trị ban đầu cho tình trạng nứt hậu môn cường cơ thắt trong là sử dụng thuốc nội khoa, thời gian kéo dài từ 6 – 8 tuần, tỷ lệ thành công khoảng từ 60 – 90 %. Trong đó, những loại thuốc được sử dụng bao gồm: thuốc làm mềm phân, thuốc đặt, thuốc làm giãn cơ thắt trong, kem bôi hậu môn làm liền vết loét.

Bên cạnh đó, nếu các vết nứt kẽ hậu môn không có da thừa, hay các nốt u nhú phì đại, thì có thể can thiệp điều trị bằng việc tiêm Botulinum Toxin A vào các cơ vòng trong và vết nứt. Thủ thuật này sẽ giúp người bệnh có thể rút ngắn thời gian điều trị nhanh chóng với 1 lần tiêm. Tỷ lệ tái phát của phương pháp này chỉ khoảng 30%.

Đối với các trường hợp bị nứt hậu môn không khỏi, hoặc thường xuyên bị tái phát, chẳng hạn như những bệnh nhân bị cơ thắt trong dày, hậu môn khít chặt, Bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ bên cơ thắt trong hậu môn, thường tỷ lệ thành công của phương pháp này khá cao, lên đến 98%. Ngoài ra, để phòng biến chứng mất tự chủ khi đi đại tiện sau khi phẫu thuật, Phòng khám Đa khoa Y Học Sài Gòn còn kết hợp với việc tập vật lý trị liệu cho người bệnh, chẳng hạn như các bài tập đại tiện, tập cung phản xạ dạ dày – ruột… giúp cho người bệnh có thể tự kiểm soát tốt nhất và phòng ngừa bệnh tái phát sau này.

Cách chữa bệnh nứt kẽ hậu môn tại nhà

Cách chữa bệnh nứt kẽ hậu môn tại nhà

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng kỹ thuật y khoa được liệt kê, người bệnh có thể áp dụng thêm phương pháp hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà bằng các phương pháp như sau:

•   Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, đặc biệt là sau khi đi đại tiện. Bạn có thể rửa hậu môn bằng nước ấm được pha loãng với muối, sau đó dùng khăn mềm để thấm khô nhẹ nhàng.

•   Mỗi ngày bổ sung nhiều nước, thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ, ăn ít các thực phẩm động vật, đồng thời hạn chế bổ sung các loại gia vị như: muối, ớt… để cải thiện tình trạng táo bón.

•   Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày bằng các bài vận động nhẹ nhàng.

•   Ưu tiên lựa chọn các loại quần áo rộng rãi, thoải mái. Đặc biệt không nên mặc các loại đồ lót quá chật, dẫn đến tổn thương hậu môn.

•   Tập thói quen đại tiện hàng ngày, đúng cách, không được nhịn đi tiêu, không nên sử dụng điện thoại trong quá trình đại tiện.

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa


Lưu ý: Các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà được nêu trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có tác dụng điều trị hoàn toàn. Chính vì vậy, ngay khi có triệu chứng, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, thay vào đó hãy nhanh chóng liên hệ với Bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị sớm, phù hợp, hiệu quả nhất, tránh nguy cơ tiến triển thành mãn tính nghiêm trọng.

Trên đây là tất cả những chia sẻ liên quan đến cách chữa bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp và chia sẻ, sẽ giúp bạn đọc có được những giải đáp bổ ích nhất.

Để được hỗ trợ tư vấn thêm thông tin về bệnh lý, cũng như được đặt lịch thăm khám tại Phòng khám Đa khoa Y Học Sài Gòn. Vui lòng để lại thông tin tư vấn ẩn danh miễn phí qua khung hỗ trợ bên dưới. Đội ngũ chuyên gia Y tế sẽ luôn tức trực theo dõi và hỗ trợ đến bạn một cách nhanh chóng nhất trong mọi khung giờ.

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

Trả lời