hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

?‍⚕️ Nguyên Nhân Trẻ Đi Ngoài Ra Máu

Hiện tượng trẻ đi ngoài ra máu là một trong những biểu hiện của những bệnh lý, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu tâm đến vấn đề này của trẻ, nếu để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho trẻ.

Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy

Tình trạng trẻ đi ngoài ra máu nhầy đỏ tươi là một trong những vấn đề mà các bậc cha mẹ cần quan tâm chú ý đến. Khi phân của trẻ có xuất hiện bọt, mùi hôi bất thường hay đàm nhớt kèm theo các triệu chứng liên quan khác về đường tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, sưng nóng hậu môn, bụng kêu cồn cào, đau bụng, mệt mỏi,… cha mẹ cần đưa con đến ngay những cơ sở y tế lớn uy tín để thăm khám, tìm ra nguyên nhân cụ thể khiến cho trẻ đi ngoài ra máu tươi.

Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cho trẻ đi ngoài ra máu tươi cuối bãi

Bệnh kiết lỵ

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất thường gặp ở trẻ nhỏ khiến cho bé đi ngoài ra máu có lẫn trong phân là do các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công. Triệu chứng phổ biến của bệnh kiết lỵ là phân có màu, phân lỏng, có bọt kèm chất nhầy, đi đại điện trên 4 lần/ngày.

Bệnh kiết lỵ

Polyp đại trực tràng

Yếu tố gây bệnh polyp đại trực tràng là do béo phì, thiếu chất xơ, dư thừa chất béo và ăn ít thịt đỏ, thói quen ăn uống không lành mạnh. Đa phần polyp là bệnh lành tính tuy nhiên chúng sẽ gây cản trở hoạt động của đường ruột khiến cho trẻ bị tổn thương chảy máu và đi ngoài xuất hiện tình trạng ra máu.

Phần lớn polyp đại trực tràng thường gặp ở người trưởng thành hơn trẻ em. Tuy nhiên, nếu trường hợp trẻ đi ngoài ra máu do polyp đại tràng gây ra thì cần lập tức tới cơ sở, trung tâm y tế gần nhất để thăm khám và kiểm tra vì rất có thể gây biến chứng tắc ruột ở trẻ.

Polyp đại trực tràng

Lồng ruột cấp tính

Triệu chứng của bệnh gây ra cho trẻ thường là đau bụng, đi ngoài ra máu có lẫn dịch nhầy, nôn mửa, quấy khóc dữ dội,… Tình trạng này thường bắt gặp phổ biến ở những trẻ dưới 2 tuổi do cấu trúc đường ruột chưa ổn định, khi đường ruột bị lộn ngược và chui ngược vào bên trong đoạn ruột gần đó.

Lồng ruột cấp tính

Bệnh Crohn

Khi trẻ mắc Crohn sẽ khiến cho các mô ruột bị viêm nặng nề không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách tốt nhất khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng và tiêu chảy. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến cho các mô ruột bị hoại tử và gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu ở trẻ.

Bệnh Crohn

Bệnh thương hàn

Đây là một loại bệnh nhiễm trùng ở hệ tiêu hóa do vi khuẩn Salmonella Typhi gây ra. Loại vi khuẩn này thường xâm nhập vào bên trong đường ruột và lan rộng khắp cơ thể khiến cho trẻ bị sốt cao, đổ mồ hôi bất thường, tiêu chảy, phát ban. Các bậc cha mẹ nên cho con điều trị sớm để tránh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con, cản trở quá trình quá triển lớn lên của bé.

Bệnh thương hàn

Thiếu vitamin K

Nếu trẻ bị thiếu hụt Vitamin K cũng có thể gây ra tình trạng đi ngoài ra máu. Phần lớn những trẻ dưới 6 tháng tuổi đều gặp tình trạng này vì thường do nguồn thức ăn chủ yếu là sữa mẹ. Nếu như mẹ không ăn uống đủ chất sẽ khiến cho cơ thể bé thiếu hụt vitamin K và gây ra tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ.

Thiếu vitamin K

Trẻ đi ngoài ra máu nên ăn gì

Các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, nếu như trẻ có tình trạng đi ngoài ra máu cần bổ sung cung cấp nguồn thực phẩm như sau:

♦  Ngoài sữa mẹ ra thì bố mẹ cần cho con uống nhiều nước mỗi ngày hoặc có thể sử dụng trái cây để bổ sung lượng nước. Đây là cách giúp trẻ bù vào lượng nước vừa có thể bù điện giải hiệu quả.

♦  Tăng cường bổ sung vitamin K cho trẻ như các loại rau bina, rau cần tây, củ cải hay bắp cải.

♦  Bổ sung những loại thực phẩm giúp bổ máu, bù vào lượng máu đã mất khi đi ngoài.

♦  Nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm mềm, chín dưới dạng lỏng và đồng thời nên chia nhỏ bữa ăn ra làm nhiều bữa mỗi ngày giúp cho hệ thống tiêu hóa không bị áp lực.

♦  Khi trẻ đi ngoài ra máu do bệnh Crohn thì nên hạn chế sử dụng sữa hoặc các sản phẩm giàu chất béo, chất xơ,…

♦  Nên để trẻ nghỉ ngơi trong quá trình điều trị.

♦  Không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm cay nóng, các loại đồ ăn uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà,…

Trẻ đi ngoài ra máu nên ăn gì

Phương pháp điều trị cho trẻ khi đi ngoài ra máu

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu đi ngoài ra máu, cha mẹ cần đưa trẻ đến những cơ sở khám chữa bệnh uy tín để thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây ra cho trẻ. Từ đó, được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả nhất cho từng bé.

Thông thường, phương pháp điều trị sẽ được áp dụng như sau:

♦  Dùng thuốc kháng sinh nếu như trẻ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng.

♦  Bổ sung nước và điện giải cho trẻ nếu như bị tiêu chảy kéo dài.

♦  Sử dụng thuốc giảm đau, cầm tiêu chảy, chống nông, bổ sung men vi sinh để điều trị các triệu chứng về đường tiêu hóa.

♦  Nguyên nhân gây bệnh là do polyp đại trực tràng hay lồng ruột cấp tính thì sẽ được phẫu thuật.


Phương pháp điều trị cho trẻ khi đi ngoài ra máu

Trên đây là những thông tin cần thiết mà các bậc phụ huynh trẻ nên quan tâm chú ý đến tình trạng sức khỏe cũng như các triệu chứng xảy ra ở trẻ, để phòng tránh và điều trị kịp thời giúp trẻ có được tình trạng sức khỏe tốt nhất. Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường cần tìm đến các cơ sở, trung tâm y tế lớn để thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả cho từng bé.

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

Trả lời