hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

❤ Nguyên Nhân Mắc Tiểu Nhưng Tiểu Rất Ít

Tiểu rắt hay còn được hiểu là hiện tượng mắc tiểu nhưng tiểu rất ít là một triệu chứng không phải là bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào và cũng khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu hiện tượng mắc tiểu nhưng tiểu rất ít xảy ra thường xuyên không phải vì uống nhiều nước thì có thể được xem là một vấn đề đáng lo ngại đến sức khỏe. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu tiểu rắt tương ứng với các bệnh lý khác nhau. Cùng tìm hiểu ngay những nguyên nhân mắc tiểu nhưng tiểu rất ít qua bài viết bên dưới.

Mắc tiểu nhưng tiểu rất ít là bị gì?

Mắc tiểu nhưng tiểu rất ít là bị gì?

Mắc tiểu nhưng tiểu rất ít là bị gì?

Chứng tiểu rắt là một tình trạng khá phổ biến và rất dễ gặp ở mọi đối tượng và mọi độ tuổi. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là những đối tượng trong độ tuổi từ 40 trở lên. Một số trường hợp mặc dù người bệnh buồn tiểu, nhưng đi tiểu lại không ra giọt nào. Đây được xem là một chứng rối loạn tiểu tiện do bàng quang bị tác động tổn thương bên trong, dẫn đến hiện tượng tiểu rắt ở người bệnh.

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

Thông thường, tùy vào cơ thể mỗi người thì bàng quang có sức chứa lượng nước tiểu khác nhau. Trung bình trong khoảng từ 250 – 350ml, khi đã ở trạng thái căng đầy, bàng quang sẽ tạo nên hiện tượng kích thích giãn nở và co bóp, khiến ta cảm giác buồn tiểu. Tuy nhiên, nếu mặc dù bàng quang đã căng tức nhưng bạn vẫn không thể đào thải nước tiểu ra ngoài, thì có thể một trong những bộ phận liên quan đã bị ảnh hưởng, ngăn chặn hoạt động đào thải nước tiểu ra ngoài. Một số bệnh lý có thể liên quan như: viêm thận, suy thận, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng…

Nguyên nhân mắc tiểu nhưng tiểu rất ít

Nguyên nhân mắc tiểu nhưng tiểu rất ít

Nguyên nhân mắc tiểu nhưng tiểu rất ít

Hiện tượng mắc tiểu nhưng tiểu rất ít có rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể:

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến hiện tượng mắc tiểu nhưng tiểu rất ít

•   Thường xuyên sử dụng các loại đồ uống cay nóng, rượu bia, thực phẩm lợi tiểu như cafe, trà…

•   Tập thể thao, lao động quá sức gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan hệ bài tiết;

•   Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị như: thuốc giãn cơ, thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp…

•   Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt vào giai đoạn cuối tháng của thai kỳ, do em bé chèn ép bàng quang;

•   Quan hệ tình dục thô bạo gây nên hiện tượng tổn thương tức thời.

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

Nguyên nhân bệnh lý dẫn đến hiện tượng mắc tiểu nhưng tiểu rất ít

•   Viêm bàng quang kẽ: Mặc dù đây là bệnh không rõ nguyên nhân, nhưng sẽ gây nên các triệu chứng cho người bệnh như: đau bụng dưới, tiểu cấp, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, khó tiểu…

•   Bàng quang kích thích: Hiện tượng bàng quang bị co thắt mất kiểm soát gây nên tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày mặc dù bàng quang chứa ít nước tiểu, tiểu gấp, tiểu mất kiểm soát…

•   Ung thư bàng quang: Đây là hiện tượng khối u phát triển dẫn đến tình trạng xâm lấn, chèn ép bàng quang, gây nên tình trạng bí tiểu, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, hoặc chảy máu…

•   Do sỏi hoặc dị vật đường tiết niệu: Khi bàng quang xuất hiện các dị vật như sỏi hoặc một số dị vật gây nên hiện tượng cọ xát khác, sẽ khiến cổ bàng quang bị kích thích, tạo nên cảm giác liên tục buồn tiểu, hoặc tiểu đau, tiểu không hết nước tiểu, tiểu rắt, thậm chí là kèm máu trong nước tiểu…

Nguyên nhân mắc tiểu nhưng tiểu rất ít

Nguyên nhân mắc tiểu nhưng tiểu rất ít

•   Suy tuyến thượng thận: Người bệnh bị suy tuyến thượng thận sẽ gặp phải tình trạng giảm tiết các hormone từ tuyến thượng thận, kèm theo đó là các triệu chứng như: sụt cân, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, ăn không ngon, hạ đường huyết…

•   Bệnh lý tuyến tiền liệt: Những bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt như: u xơ tuyến tiền liệt, tiền liệt tăng sinh… dẫn đến hiện tượng chèn ép niệu đạo, kích thích bàng quang tạo nên cảm giác buồn tiểu, ngay cả khi có rất ít nước tiểu. 

•   Viêm tuyến tiền liệt: Đây là tình trạng bệnh lý thường gặp ở độ tuổi thanh niên và trung niên, kèm theo đó là các triệu chứng như: tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu khó, nước tiểu có màu trắng, khi tiểu chảy ra dạng tia nhỏ.

•   Hẹp niệu đạo: Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng hẹp niệu đạo như u xơ tiền liệt tuyến lành tính, viêm niệu đạo mạn tính, bệnh lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục… khiến người bệnh luôn trong cảm giác buồn tiểu nhiều lần trong ngày mặc dù lượng nước tiểu thải ra rất ít, tiểu đau buốt, nước tiểu đục, lẫn máu trong nước tiểu…

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

•   Bệnh nội tiết: Một số bệnh nội tiết gây tác động đến quá trình đi tiểu của người bệnh như bệnh đái tháo đường. Kèm theo đó là các triệu chứng như sụt cân, khát nước, khô da…

•   Tổn thương các dây thần kinh: Một số bệnh liên quan đến thần kinh gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước tiểu trên cơ thể như: chấn thương tủy sống, tai biến mạch máu não (ảnh hưởng đến dây thần kinh hoạt động của bàng quang), từ đó dẫn đến người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, tiểu gấp, khó tiểu, tiểu mất kiểm soát…

Biện pháp cải thiện tình trạng mắc tiểu nhưng tiểu rất ít

Biện pháp cải thiện tình trạng mắc tiểu nhưng tiểu rất ít

Biện pháp cải thiện tình trạng mắc tiểu nhưng tiểu rất ít

•   Hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối vì dẫn đến tình trạng tiểu nhiều về đêm;

•   Tránh thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm, nước uống lợi tiểu như rượu, bia, như vậy sẽ khiến bạn luôn trong trạng thái đi tiểu nhiều hơn;

•   Hạn chế các loại thực phẩm, nước uống có tính axit như: chanh, cam, bưởi, khế, dưa muối… vì có thể khiến bàng quang bị kích ứng, dẫn đến bạn phải đi tiểu nhiều lần;

•   Hạn chế uống các loại nước uống có gas, vì sẽ khiến bàng quang dễ bị kích thích, gây tình trạng đi tiểu nhiều;

•   Thực hiện thăm khám ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường liên quan đến tiết niệu để kịp thời thăm khám, điều trị kịp thời. Đặc biệt khi bạn đang ở giai đoạn bệnh lý nguy hiểm.

Trên đây là tất cả những chia sẻ các vấn đề liên quan đến chứng mắc tiểu và tiểu rất ít của người bệnh. Nên tiến hành tìm đến các Bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và áp dụng các phương pháp điều trị càng sớm càng tốt.

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

hình ảnh phòng khám nam phụ khoa

Trả lời